Tin Tức

Tin Tức

Các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi bật

Tại Việt Nam tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền tác giả nói riêng diễn ra một cách phổ biến.
Năm 2001, họa sĩ Lê Linh bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị và được giao thực hiện bộ truyện tranh TĐĐV. Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi đến tập 78, Lê Linh chấm dứt cộng tác với Phan Thị nhưng sau đó Phan Thị vẫn thuê họa sĩ làm tiếp và xuất bản từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của Lê Linh.

Năm 2007, Lê Linh bắt đầu khởi kiện vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh; được TAND Q.1 ra quyết định thụ lý, tuy nhiên sau đó vụ việc được chuyển lên TAND TP.HCM.

Năm 2008, Lê Linh nhiều lần thay đổi yêu cầu khởi kiện, rồi cuối cùng rút đơn tại TAND TP.HCM và sau đó chuyển đơn khởi kiện trở lại TAND Q.1.

Năm 2017, Lê Linh yêu cầu tòa án trưng cầu giám định của Trung tâm giám định quyền tác giả.

Từ 18.5 – 11.10.2018, TAND Q.1 triệu tập 4 lần nhưng không đủ mặt hai bên.

Ngày 28.12.2018, TAND Q.1 đưa vụ án ra xét xử nhưng hoãn vì bị đơn vắng mặt.

Ngày 24.1.2019, phiên tòa sơ thẩm diễn ra; ngày 18.2, TAND Q.1 tuyên án sơ thẩm.

Ngày 16.7.2019, TAND TP.HCM mở phiên phúc thẩm theo kháng cáo của bị đơn; sáng 3.9, TAND TP.HCM tuyên y án sơ thẩm.

Vụ án tranh chấp bản quyền vở diễn Thuở ấy xứ Đoài
Vụ vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này kéo dài gần hai năm, liên quan vở diễn dựng thực cảnh về văn hóa xưa ở vùng Bắc Bộ có tên Ngày xưa (còn gọi Thuở ấy xứ Đoài). Theo hợp đồng, Tuần Châu Hà Nội trả hơn 7 tỷ đồng để DS dựng nội dung, kịch bản, thiết kế kỹ thuật… Do hai bên mâu thuẫn, đạo diễn Việt Tú đăng ký quyền tác giả với Ngày xưa và DS đăng ký quyền sở hữu tác phẩm.

Tuần Châu Hà Nội sau đó khởi kiện, đòi DS chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm và bồi thường hơn 6 tỷ đồng chi phí thuê bên thứ ba dựng tác phẩm khác, thuê luật sư. Phía DS cũng phản tố, đề nghị tòa chấp nhận tác phẩm mà Tuần Châu Hà Nội thuê công ty khác dựng có tên Tinh hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của Ngày xưa. DS yêu cầu Tuần Châu Hà Nội bồi thường thiệt hại.

Tại bản án sơ thẩm tuyên tháng 3, TAND Hà Nội xác định quyền sở hữu vở diễn thuộc về Tuần Châu Hà Nội còn quyền tác giả duy nhất thuộc về đạo diễn Việt Tú. Tuần Châu Hà Nội phải trả cho DS hơn 600 triệu đồng do Tinh hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của Ngày xưa.

Các bên cùng kháng cáo. Ở giai đoạn phúc thẩm, ông Nam muốn tham gia với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan chứ không phải nhân chứng.

Phiên phúc thẩm ngày 18/11/2019, TAND Cấp cao tại Hà Nội cho rằng có một số tình tiết cần phải xác minh, thu thập thêm chứng cứ nên dừng xét xử.

Sau khi dừng phiên xử phúc thẩm ngày 18/11/2019 để thu thập chứng cứ, Công ty Tuần Châu Hà Nội (nguyên đơn) và Công ty DS (bị đơn) cùng đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam (tác giả của vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ) đã hòa giải, đạt được thỏa thuận trong một số nội dung. DS bàn giao quyền chủ sở hữu kịch bản vở diễn Ngày xưa cho Tuần Châu Hà Nội. Tuần Châu là chủ sở hữu. còn đạo diễn Việt Tú là tác giả.