Năm 2024, lấn chiếm đất nông nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?
Hiện nay, Việt Nam là một trong những vựa lúa lớn nhất thế giới. Chính vì vậy, gạo là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu tăng mạnh với giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 đạt 4,41 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2022, vươn lên vị trí cao nhất thế giới. Để sản xuất ra được những hạt gạo thơm ngon đến tay người dùng, người nông dân phải có đất canh tác và bỏ những giọt mồ hôi, công sức của mình. Vì vậy, đất nông nghiệp là một trong những loại đất quan trọng trong hoạt động canh tác và sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Vậy năm 2024, hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp bị phạt thế nào?
1. Thế nào là lấn, chiếm đất nông nghiệp?
Hiện nay các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp cũng bị xử phạt theo cơ chế tương tự như những hành vi lấn, chiếm đất khác.
Theo đó, khái niệm lấn chiếm đất gồm 2 hành vi: Lấn đất và chiếm đất.
Cụ thể, trong khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, lấn đất là hành vi có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi mốc hoặc ranh giới thửa đất đã được quy định nhằm chiếm dụng, mở rộng diện tích sử dụng đất.
Chiếm đất là hành vi sử dụng đất mà không được sự cho phép từ phía cơ quan nhà nước về đất đai có thẩm quyền. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, các trường hợp bị xét là hành vi chiếm đất nông nghiệp gồm:
- Trường hợp 1: Tự ý sử dụng đất mà không có sự cho phép từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp 2: Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sở hữu của từ chủ sở hữu là tổ chức/cá nhân mà không được các tổ chức, cá nhân ấy cho phép;
- Trường hợp 3: Đất hết thời hạn giao, cho thuê từ Nhà nước, không được gia hạn và đã được công bố thu hồi nhưng vẫn cố ý sử dụng và không tuân thủ (trừ trường hợp các hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và sử dụng diện tích nông nghiệp);
- Trường hợp 4: Sử dụng đất chưa hoàn thành các thủ tục giao, cho thuê theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu vi phạm ít nhất một trong những trường hợp trên, người thực hiện hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
2. Lấn chiếm đất nông nghiệp bị phạt thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, những đối tượng có hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp sẽ bị phạt như sau:
STT |
Diện tích lấn, chiếm |
Mức phạt tiền |
|
Khu vực nông thôn |
Khu vực đô thị |
||
Đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất |
|||
1 |
Dưới 0,05 héc ta |
03 - 05 |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt với loại đất tương ứng khu vực nông thôn. Tối đa ≤500 triệu đồng với cá nhân, ≤01 tỷ đồng với tổ chức |
2 |
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta |
05 - 10 |
|
3 |
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta |
10 - 30 |
|
4 |
Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta |
30 - 50 |
|
5 |
Từ 01 héc ta trở lên |
50 - 120 |
|
Đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất |
|||
1 |
Dưới 0,02 héc ta |
03 - 05 |
Mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt với loại đất tương ứng khu vực nông thôn. Tối đa ≤500 triệu đồng với cá nhân, ≤01 tỷ đồng với tổ chức |
2 |
Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta |
05 - 07 |
|
3 |
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta |
07 - 15 |
|
4 |
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta |
15 - 40 |
|
5 |
Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta |
40 - 60 |
|
6 |
Từ 01 héc ta trở lên |
60 - 150 |
Như vậy, theo quy định, hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp có thể bị phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng. Mức phạt sẽ được xác định dựa trên loại đất, diện tích và khu vực đất bị lấn chiếm theo quy định.
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền ở trên, người vi phạm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 số 100/2015/QH13, được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017 về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:
- Đối với người đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng vẫn tái phạm: phạt tiền từ 50 - 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
- Đối với những đối tượng phạm tội có tổ chức, phạm tội từ hai lần trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu - 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm.
Như vậy, người vi phạm có thể phải chịu khung hình phạt lên đến 07 năm tù và số tiền có thể phải nộp phạt cao nhất là 2 tỷ đồng do "Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai".
LUATCHIMINH